Tết "ta" hay "tây"

Bàn chuyện Tết nhân sắp đến Tết Người 'ta' phải ăn... Tết 'ta' Nếu Tết âm lịch là "di sản văn hóa"? Ăn Tết theo dương lịch: Tốt đủ mọi đàng... Thời đại văn minh, ăn Tết kiểu... làng xã

[Book] Hồi Ký Cố Vấn Quân Sự Trung Quốc

Chúng tôi bắt đầu công bố dưới đây toàn văn tập hồi kí nhan đề GHI CHÉP THỰC VỀ VIỆC ĐOÀN CỐ VẤN QUÂN SỰ TRUNG QUỐC VIỆN TRỢ VIỆT NAM CHỐNG PHÁP (Hồi ký của

23.11.2012 "Ngày Hội Sáng Tạo Vì Khát Vọng Việt

Một trải nghiệm thật thú vị với một ngày đẹp trời. Và đây là một hình ảnh tôi lưu lại khoản khắc của buổi sáng hôm nay. http://cungtrungnguyentoichucvietnam.com/

Cha đã quên

Con trai yêu quý, con hãy nghe những lời ân hận của cha đây. Cha đã lẻn vào phòng con khi con đang chìm vào giấc ngủ trẻ thơ. Nhìn kìa,

hồi ký Nguyễn Hiến Lê

Đây là cuốn hồi ký Nguyễn Hiến Lê đầy đủ mà tôi đã tổng hợp lại từ cuốn hồi ký Nguyễn Hiến Lê do Goldfish làm và các chương còn thiếu trên mạng.

Sunday, December 1, 2013

[Suy Nghĩ Vụn] Lĩnh Nam ơi! Cẩm Khê di hận

Link 1-9[epub-prc-pdf]: 

Vừa rồi, tôi đọc mấy cuốn truyện dã sử Việt Nam của bác Yên tử cư sĩ Trần Đại Sĩ, cụ thể là 3 cuốn đầu: Anh hùng Lĩnh Nam, Động Đình hồ ngoại sữ và Cẩm Khê di hận, phải nói là rất tuyệt. Tôi bị “đau” tim ở cuốn Cẩm Khi di hận. :D
Đây là truyện kiếm hiệp và dã sử đầu tiên mà tôi đọc. Tôi không có gì để chê truyện này cả. Về kiến thức thì khỏi phải bàn, lịch sử rất sâu và đa phương nên tôi rất thích, văn hoá và ẩm thực thì như thật, tôi đọc đến những đoạn ẩm thực mà miệng cứ nuốt nước bọt hoài, rồi y dược nữa … hỗi ôi>>> tôi nói là rất rất đáng “nghiên cứu”.
Cẩm Khê di hận đã lấy của tôi rất nhiều nước mắt, không thua gì cuốn Tuổi thơ dữ dội của tác giả Phùng Quán cả. Thì như vậy, Tuổi thơ dữ dội nói về thời chống Pháp, còn Cẩm Khê di hận lại kể về chống Hán rất xa xưa. Tôi đọc mà thấy xấu hổ thật, anh hùng văn thao võ lượt trẻ tuổi chỉ ở tuổi “teen” thôi mà chí khí đầy mình, luôn hướng về tổ quốc như: Thiên ưng lục tướng, mấy anh chàng này nhỏ tuổi nhưng chí thì cao ngang trời. Càng đọc về cuối truyện thì càng buồn. Lâu lâu lại tức mà chửa, sao mà họ nhân từ quá vậy, phải chi họ có chút xíu cái ác của Quang Vũ thì đâu ra nỗi như thế, có khi lại hơn, luật con người đặt ra mà khong suy xét đa diện chỉ chăm chăm tuân theo thì sẽ tự rướt hoạ vào thân, than ôi! Bởi thế, đọc mà tôi cứ tức cha chả lên. Tất cả tướng bên Lĩnh Nam ai cũng có dũng và trí nhưng lại quá thừa cái nhân. Đã là tướng thì phải cương chứ nhu thì giống như tự giết quân mình rồi. Ai cũng biết, đánh giặc phải bắt tướng, bắt mà cứ thả như Gia Cát Lượng thả Mạch Hoạch thì chết. GỪM, tức chết được. Mà thôi, đây là dã sử mà, có thật có giả khó biết với dây là ý của tác giả muốn đem đến cho đọc giả một chút sầu ấy.
“Chữ tài đi với chữ tai một vần”, “giai nhân bạc phận”,… phải chăng do Lĩnh Nam quá nhiều anh tài mà nên chăng như thế. Khí thế các trận đánh vang dội cả Lĩnh Nam như trận hồ Động Đình, trận Nam Hải, hay Tượng Quận khuynh nghiêng cả đất trời. Vậy mà …về sau hàng loạt tướng sĩ phải tuẫn tiết: Trưng Đế, Trưng Vương, Nguyệt Điện công chúa, Nguyệt Đức công chúa, Gia Hưng công chúa, Đông Hải công chúa, Yên Lãng công chúa,… gần 162 anh hùng Lĩnh Nam. Phải chăng bởi “chết vinh còn hơn sống nhục” mà họ làm thế. Than ôi! Lĩnh Nam!
Chỉ có nhắc đến những cái tên thôi mà lòng lại dâng lên nghẹn cổ rồi. L

Vừa tiếc vừa thương và cũng vừa hận.

Monday, November 11, 2013

[Mindmap] Sử dụng sức mạnh của bộ não

Phần này tôi đã vẽ từ chương 6: Cách mạng học tập sáng tạo từ cuốn "Cách mạng học tập" của Gordon Dryden và Jeannette Vos

Download Picture: [Hình] Sử dụng sức mạnh của bộ não

[Book] Tuổi Thơ Dữ Dội


Title: Tuổi Thơ Dữ Dội - Severe Childhood
Author: Phùng Quán
Publisher: Trẻ
[Việt Wiki] Tuổi Thơ Dữ Dội
[English Wiki] Tuổi Thơ Dữ Dội - Severe Childhood
Hôm nay, tôi đã hoàn toàn đọc xong 2 tập "truyện" của nhà văn Phùng Quán, mặc dù tôi đã mua nó từ rất lâu nhưng đến tận giờ mới đọc xong. Cảm giác ...
Tôi muốn tuổi trẻ của mình cũng được như thế. Tuối 13, 14 làm những việc "quốc gia" - chạy liên lạc cho kháng chiến.
Nào là những tên trong đội Trần Cao Vân tôi nhớ gần hết, cậu bé nào cũng có cái tài riêng, cũng có hoàn cảnh riêng chẳng giống ai, từ người nghèo cho đến đứa nhà giàu cũng có tham gia vào Vệ Quốc Đoàn. Nhiều đứa chẳng biết Vệ Quốc Đoàn là chi chi nhưng cũng tham gia, như Mừng vậy. Cậu bé tham gia đâu chỉ vì hiếu kì, đâu phải thấy vui vui nên chạy theo mà vì "tìm thuốc cho mẹ". Đến đoạn cậu bỏ trại giữa đêm khuya mưa gió ra ngoài ngồi mà bị bạn mách là bỏ trốn, rồi bị bắt lên buồng đội trưởng giải trình, tôi đọc mà đỏ hoe cả mắt, hịch hịch cái mũi.
Rồi đến những cái tên rồi cũng đi vào trí nhớ tôi khi nào không biết, chỉ biết là các cậu bé đó rất chi là "cừ", tài.
Vịnh sưa: sau một đêm đột kích đánh vào khu giặc cùng với đơn vị thì khi rút bị lạc. Em ngồi ngủ ngay dưới cửa nhà của giặc mà sáng ra mới hay. Rồi em lẻn vào khu giặc tìm kho súng, xăng để báo về cho chiến khu. Cuối cùng em cũng ra và cũng nghĩ ra cách báo về một cách rất dũng cảm: đánh điện Morse về bằng cách treo mình vào cột thu lôi, lấy quần áo làm cờ ... Em đánh mãi ..mãi cho tới khi không còn đánh được nữa.
Quỳnh sơn ca: một thiên tài âm nhạc của chiến khu, hình ảnh cậu bị thương nằm dưới hố reo lên khi nghe tiếng Mừng chạy tìm, cỗng bạn về đội, rồi hình ảnh lức em đang bị thương ở chân được Mừng cỗng đến chỗ cây đàn piano để đàn, đến lúc em vào Xê Ca Bảy chữa thương trong tình trạng nguy kịch nhưng vẫn hát vẫn viết kịch và cuối cùng là lúc em gặp lại mệ và o rồi ngã uỳnh xuống đất múa chảy ra từ miệng. Tất cả đều làm tôi cay mắt đến nghẹn, rất cảm xúc và chân thật.
Lượm sứt: chú bé này rất chi là tài, 2 lần vượt ngục không thành nhưng vẫn quyết vượt tiếp nếu có cơ hội và đúng như vậy. Chú đã vượt lần thứ 3 thành công cùng với 2 người bạn mới. Cuộc sống trong tù của Lượm mới khiếp đảm làm sao, từ Ty An Ninh tuy bọn lính có tra tấn nhưng vẫn còn những người trong tù thương, chăm sóc nhưng đến lao Thừa Phủ thì cuộc sống dường như ngấp ngỏm khi mà ở đó họ cho ăn bằng những cục cơm nguội, rồi quoăn như quoăn cho chó ăn vậy, sống chung với cứt đái, với vòi bò lởm tởm dưới nền trên tường... và gần như ai nấy đều cho cho người ấy, chứ không dư dả để lo cho người khác. Và Lượm vào thay đổi mọi thứ... cho đến lúc vượt tù giữa buổi trưa ôi bức (tôi thấy đọc những vượt tù của Lượm còn hay hơn là xem phim Vượt Ngục ấy chứ :D). A, hình ảnh Lượm chạy trốn ra cánh đồng lúa đang mùa chín làm tôi nhớ tới bài thơ Lượm, của Tố Hữu cũng là chú bé liên lạc, mà nghĩ lúc đó Lượm sẽ bị hi sinh giữa cánh đồng lúa thơm ngát chứ.
Bồng da rắn: đọc những đoạn về Bồng da rắn, tôi rất khoái. Chú bé rất chi là "tài" trí, thông minh, ngay thẳng và dũng cảm. Từ chỗ chú không nhận bộ đồ của đội trưởng trao, đến lúc nói ra chánh kiến nên đưa vợ của đội trưởng lên chiến khu, và đến những câu chuyện chú bé lấy tên hiệu "Cứt Hùng" sỏ xiên ai đó "cao" hơn vì nhiều thứ: tuổi, thân hình, và cả chức vụ nhưng chú vẫn không sợ. Chú đứng vấn đối với người đó - “Sơn Hùng” – như người đàn ông thật sự chứ không phải là 1 đứa bé người 13, 14 tuổi. Sau một buổi chiều “bị” một anh chiến sĩ mời ăn bánh bèo thừa, thì cậu đã dành dụm từng đồng tiền trong một năm để “trả thù”. … (các bạn đọc sẽ biết Bồng trả thù như thế nào, đến tôi còn phải phục nữa là, Bồng ngay thẳng ra mặt, rất quân tử.)
Rồi nhiều cái tên khác nữa: Hoà đen, Vệ đầu to, Nghi cưỡi ngựa, Châu sém, Tư dát, cả Kim điệu nữa – chú bé này đã trở thành Vê Gờ sau một buổi chiều.
Đọc rồi mới biết, tuổi thơ lúc ấy thật dữ dội, thật dũng cảm làm sao, những cậu bé mới 13,14 hay 16 tuổi đã biết đến việc nước, hi sinh gia đình và cả tương lai của mình cho sự nghiệp cứu nước. Nhưng vẫn còn đó tính trẻ con, tinh nghịch và… ngây thơ. Đó chính là Mừng.
Từ đầu cuốn truyện cho tới cuối cuốn thứ hai, tôi đọc chỉ tức chỗ các từ tiếng pháp phiên âm là tôi đọc chả hiểu mô tê hê. Dù từ ngữ có miền trung nhưng vẫn đơn giản và dễ hiểu, dễ đi vào lòng người đọc, nhưng những phiên âm pháp thì tôi chịu :).
2 cuốn thì tôi thấy quá ít, đọc xong mà tôi thấy buồn. Buồn một phần về có quá nhiều hi sinh, đặc biệt là các chú bé liên lạc, trinh sát. Phần còn lại là truyện kết thúc ở chỗ Mừng hi sinh và được đặt tên cho ngọn núi “Mẹ con của em Mừng” chứ không tiếp tục nữa. Tôi thấy hụt hững!

Ước chi truyện này có thể dựng thành phim nhiều tập chiếu cho mọi người xem, hay được chuyển sang truyện tranh cũng rất tuyệt giống như các truyện Chí Phèo, Tắt đèn, Chiếc lượt ngà được nhóm B.R.O chuyễn thể vậy. Ước chi mọi người sẽ biết đến tác phẩm này để biết đến tuổi trẻ Việt nam rất chi là “dữ dội”

Phùng Quán - “Tuổi thơ dữ dội” và những ước mơ cao đẹp
Những ngày khói lửa - Trần Quý Hai

Download ebook [.prc]

Saturday, July 27, 2013

[Trích] “Pháp bất vi quý”


1. “Diệt sâu mới cứu được cây”
Một buổi chiều giữa tháng 6-2006, tại Hội trường Ba Đình, bộ trưởng Bộ Công an đã phải lúng túng trước những câu hỏi của Quốc hội về lý do tại sao không điều tra vụ Phó Chủ nhiệm văn phòng Chính Phủ Nguyễn Văn Lâm quên va li chứa nhiều phong bì tiền ở sân bay, tại sao “tha” một số quan chức Tổng Công ty Dầu khí vì lý do tuổi tác trong vụ cảnh Thị Vải,… Chủ tịch Quốc hội (khi đó là ông Nguyễn Văn An) nói thẳng: “Bộ Công an thì có quyền đề nghị viện kiểm sát và các cơ quan hữu nhưng quyền ấy phải theo pháp luật. Nếu quyền mà không đúng pháp luật thì sẽ mất lòng tin. Không phải có quyền thì ta muốn làm gì cũng được. Cho nên nếu theo luật hình sự… “tuổi cao, về hưu, có sự cuống hiến cho ngành” đấy là yếu tố giảm nhẹ chứ không miễn trừ”.
Hơn 60 năm trước, Bác Hồ đã dự liệu về những chuyện như thế. Trong thư gửi những người dự Hội nghị Tư pháp toàn quốc (tháng 2-1948), Bác căn dặn: “Các bạn là những người phụ trách thi hành pháp luật. Lẽ tất nhiên các bạn cần phải nêu cao cái gương phụng công, thủ pháp, chí công vô tư cho nhân dân noi theo”. Hai năm sau (1950), đại tá Trần Dụ Châu - Cục trưởng Cục Quân nhu bị phát hiện lợi dụng chức quyền tham ô ăn chơi, bị kết án tử hình. Trước ngày thi hành án, Trần Dụ Châu gửi đơn lên Bác xin được hoan hồng. Phút cuối, ông Trần Đăng Ninh đến gặp Bác xin ý kiến, Bác chỉ cho xem một cây xoan héo lá, úa ngọn và hỏi lý do tại sao cây sắp chết.
Ông Ninh trả lời: “Dạ, vì thân cây bị sâu đục một lỗ rất to, chảy hết nhựa!”.
Bác Hồ hỏi: “Thế theo chú muốn cứu cây thì phải làm gì?”.
Ông  Ninh trả  lời: “Dạ, phải bắt và giết hết những con sâu ấy đi ạ”.
Bác gật đầu: “Chú nói đúng đấy, với loài sâu mọt đục khoét nhân dân cũng vậy. Nếu phải giết đi một con mà cứu được cả rừng cây thì việc đó là cần thiết, hơn nữa là nhân đạo.”
Sau một đêm trắng, Hồ Chủ tịch ký bác đơn của Trần Dụ Châu và bản án được thi hành.

2. Không bắt luật pháp phải ưu tiên
Ba năm trước, người đứng đầu cơ quan chống tham những của Chính phủ là ông Quách Lê Thanh cũng đã hết sức lúng túng khi phải trả lời tại sao không giao nộp và báo cơ quan điều tra khi cấp dướ (vụ phó vụ II Than tra Chính phủ Lương Cao Khải) ba lần đến nhà đưa hàng trăm triệu đồng tiền hối lộ. Tổng Thanh tra Quách Lê Thanh trả lời đã báo cáo Đảng nhưng đại biểu Quốc hội tỏ thái độ không đồng ý. Chủ tịch Quốc hội đã “phải” nói thêm là “Đảng lãnh đạo, nên có yêu cầu báo cáo trong nội bộ Đảng, Nhưng báo cáo với Đảng không có nghĩa là không báo cáo với Chính phủ, với Quốc hội. Thủ trưởng cơ quan hành chính phải làm đúng theo luật pháp, tuân thủ các quy định của nhà nước”.
Với Bác Hồ, tuân thủ luật pháp là đức tính nổi bật ngay từ ngày đầu quản lý đất nước. Trong cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên năm 1946, tại Hà Nội nơi Bác ứng cử có 118 chủ tịch ủy ban nhân dân và đại biểu các giới, làng xã ra một bản đề nghị: “Yêu cầu cụ Hồ Chí Minh không phải ra ứng cử trong cuộc Tổng tuyển cử sắp tới. Chúng tôi suy tôn và ủng hộ vĩnh viễn cụ Hồ Chí Minh là Chủ tịch của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”. Nhiều nơi trong cả nước cũng đề nghị Bác không cần ra ứng cử và đồng thanh nhấ trí cử Bác vào Quốc hội. Thế nhưng Bác đã viết một bức thư ngắn: “Tôi là một công dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nên tôi không thể vượ qua khỏi thể lệ Tổng tuyển cử đã định. Tôi ra ứng cử ở Hà Nội nên cũng không thể ra ứng cử ở nơi nào nữa…”.
Trong đời sống, sự tôn trọng kỷ cương được Bác thực hành hàng ngày. Có lần Bác đến một ngôi chùa cổ, vị sư trị trì ra đón và khẩn khoản xin Bác đừng cởi dép khi vào trong chùa. Bác không đồng ý và lặng lẽ làm đúng quy định như khách thập phương đến lẽ chùa. Trên đường về thành phố, xe Bác đến một ngã tư thì vừa lúc đèn tín hiệu đỏ bật sáng. Sợ phố đông, xe dừng lâu, đồng chí bảo vệ định chạy lại đề nghị công an giao thông bật đèn xanh để Bác đi, Bác hiểu ý ngăn lại: “Các chú không được làm như thế, phải tôn trọng và gương mẫu chấp hành luật lệ giao thông. Không được bắt luật pháp dành quyền ưu tiên riêng cho mình”.
<trích "20 năm những bài báo đổi mới">

Friday, July 26, 2013

[Trích] Liên minh 6 nước chống Tần thời Thất hùng


Cuối thời Chiến quốc, nước Tần áp dụng biện phám của Thương Ưởng nên thế nước cường thịnh, trở thành nước mạnh nhất trong Thất hùng, các nước chư hầu ở Trung Nguyên đã không thể đơn độc chống lại cuộc xâm chiếm của Tần.

Tô Tần là nhà mưu lược có con mắ chiến lược tinh đời và có tài hùng biện. Trước hiên ông đến nước Tần hiến kế giành nghiệp Bá cho Tần Huệ Vương. Ông dâng trình kế sách 10 lần đều bị vua Tần bác bỏ. Thế là ông để tâm nghêm cứu thấy tình hình 6 nước đều sợ oai nhà Tần nên đề xuất mưu lược 6 nước hợp tung chống Tần.

Tần mạnh, các nước chư hầu yếu, Tô Tần đã cân nhắc tình thế, thăm dò vuốt ve thuyết phục các nước chư hầu công khai đối kháng với Tần để thực hiện chính sách hợp tung.

Năm 134 TCN, Tô Tần đến nước Yên khuyên Yên Văn Công liêm minh với nước Triệu ở cách xa gần 100 dặm để chống Tần ở xa ngàn dặm. Yên Văn Công tiếp thu đề nghị của Tô, phong ông làm Võ An Quân, ban cho tướng ấn, 100 cỗ xe, 1000 tấm gấm, 100 đôi bạch ngọc, 1 vạn nén vàng để ông đi du thuyết các nước thực hiện kế hợp tung, kiềm chế nước Tần. Tô Tần đến nước Triệu, nói với Triệu Tiêu Hầu: “Tần không dám đánh Triệu vì sợ hai nước Hàn, Ngụy tập kích sau lưng họ, nếu Tần đánh bại nước Hàn, Ngụy thì Triệu sẽ lâm nguy. Đát đai 6 nước hợp lại, dồng tam hiệp lực chống Tần thì chắc có thể điệt Tần. Vì vậy xin Triệu Vương hãy mời Quốc Vương các nước Hàn, Ngụy, Tề, Yên, Sở hội họp kết minh cùng nhau chống Tần, quân Tần sẽ không dám đánh bát kỳ nước nào trong số 6 nước đó”. Triệu Vương cực vui, thưởng cho Tô Tần rất hậu và cử ông làm sứ giả đi kết minh với các nước chư hầu.

Tô Tần đến Ngụy, trước hết dùng mưu lược cân nhắc tình thế, tấn tụng tình hình nước Ngụy: “Đất đai của Đại Vương phía Nam có Hồng Câu, Trần, Nhữ Nam, Hứa, Công Dương, Thiệu Lăng, Vũ Dương; phía đông có sông Hoài, sông Dĩnh, Nghi, Đổng, Hải Diêm; phía tây có Trường Thành; phía bắc có Hà Ngoại, Quyển, Diễn, Yên, Toan Tảo; đất đai rộng ngàn dặm, tuy vậy nhưng đều là ruộng vườn nhà cửa, ít có chỗ hoang dã chỉ để chăn ngựa thả bò, dân cư đông đúc, ngựa xe như nước, đi lại suố ngày đêm, nườm nươp không khác gì quan lính”. Sau khi phân tích quốc tình nước Triệu, Tô Tần bắt đầu dùng thuật xoa nắn vuốt ve đối với Ngụy Vương, ca ngơi sức mạnh nước Ngụy và vạch rõ cái nguy hại của việc thời Tần, khiến Ngụy Vương phải nghe theo. Tô nói: “Thần trọm nghĩ, nước của Đại Vương không thua kém Sở… Ngụy là nước mạnh, Đại Vương là đấng minh quân trong thiên hạ… Thần trộm nghe quân sĩ của Đại Vương đông tới 20 vạn, loại lính quấn khăn xanh có 20 vạn, loại lính xung kích có 20 vạn, loại lính phục vụ có 10 vạn, chiến xa có 600 cỗ, chiến mã 500 con, hơn cả Việt Vương Câu Tiễn và Chu Vũ Vương. Nay nếu thờ Tần tất phải cắt dất dâng Tần, binh chưa dùng mà nước đã tan”. Trong khi vua Ngụy còn bối rối chưa biết làm thế nào, Tô Tần đã hiến kế hợp tung khiến Ngụy Vương vui vẻ nghe theo.

Rồi Tô Tần đến nước Hàn, mở đầu bằng nói về quốc lực nước Hàn: “nước Hàn phía bắc có Củng, Lạc; phía Đông có Uyển Nhượng, sông Vĩ; phía Tây có Nghi Dương, Thường Cô; phía nam có Hình Sơn; đất đai rộng ngàn dặm, binh sĩ đông tới trên 10 vạn, cung nỏ cứng nhất thiên hạ đều được chế tạo ở Hàn. Cung của vùng Khê Tử, Thiếu Phủ có thể bắn xa 600 thước, binh sĩ Hàn bắn cung bách phát bách trúng. Các đao kiếm được chế tạo ở Đường Khê, Mặc Dương, Hợp Bá, Đặng Sư, Uyển Phùng, Đồng Uyên, Đại A trên bộ có thể chém đứt ngực bò, dưới nước có thể chém đứt cá kình. Ngoài ra còn có giáp sắt kiếm kích đâm không thủng, có cửa quan hiểm trở một người địch được vạn người”. Những lời tán tụng đã gây ấn tượng sâu sắc cho vua Hàn. Tô Tần lại uốn lưỡi tám thêm: “Một nước hùng mạnh lại có minh quân làm chủ như Hàn mà trở thành thuộc quốc của Tần thì thật là không có quốc xỉ nào đáng cười hơn nữa. Xin Đại Vương suy nghĩ cho kỹ”. Để cho vua Hàn Tuyên Huệ Vương suy nghĩa được cụ thể hơn, Tô Tần nêu ra hai ví dụ nữa: “Nếu Đại Vương thần phục vua Tần, nhất định họ sẽ đòi đất Nghi Dương, Thành Hoàng. Năm nay cắt đất cho họ rồi, sang năm họ lại đòi đất rộng hơn nữa, nếu không cho thì đất đai đã cắt cho họ trước đây cũng là uổng phí mà thôi, sẽ còn mang đến tai họa nữa. Nếu năm nào cũng cắt đất cho họ thì sẽ có ngày Đại Vương hết sạch đất đai. Lãnh thổ của Đại Vương có hạn mà lòng tham của vua Tần vô hạn, dùng đất đai có hạn ứng phó với lòng tham vo hạn thì sớm muộn cũng sẽ có chiến tranh”. So sánh như vậy khiến vua Hàn tỉnh ra, Tô Tần lại thuyết thêm: “Làm đầu gà còn hơn là đuôi trâu, nếu Đại Vương thờ Tần thì khác gì làm đuôi trâu. Vì thanh danh của mình, xin Đại vương nghĩ cho kỹ”. Hàn vương thay điổ sắc mặc, kiêm quyết nói: “Thà chế không chịu hàng Tần”.

 
Sau đó Tô Tần lần lượt đến Tề, Sở, căn cứ vào vị trí chiến lược của từng nước mà nói rõ cái lợi cái hại, cuối cùng làm cho 6 nước liên hiệp lài cùng nhau chống Tần. Các nước phái sứ giả đến họp ở Hoàn Thủy, kết thành liên minh hợp tung chống Tần. Tô Tần nhận ấn kiếm 6 nước, làm người chủ trì Minh ước hợp tung. Minh ước quy định:

“Nếu Tần đánh Sở, các nước Tề Ngụy sẽ xuất quân cứu viện, nước Hàn sẽ cắt đường tiếp tế của quân Tần, nước Yên phòng giữ bắc Thường Sơn, nước Triệu vượt Chương Hà tiến sang phía Tây.

Nếu Tần đánh Hàn, các nước Sở, Ngụy sẽ cắt đường hậu phương quan Tần, nước Tề xuất quan giúp Sở, hai nước Tề, Sở sẽ tiến ra Vũ Quan, nước Ngụy tiến ra Hà Ngoại, nước Tề vượt Thanh Hà, nước Yên hỗ xuất quân hỗ trợ Triệu.

Nếu Tần đánh Tề, nước Sở sẽ cắt đường hậu phương quân Tần, nước Hàn phòng giữ Thành phụ, nước Ngụy ngăn chặn quân Tần tiến quân, nước Yên xuất quan cứu Tề, nước Triệu phong tỏa Chương Hà.

Nếu Tần tiến công Yên, nước Triệu sẽ giữa Thường Sơn, nước Sở tiến ra Vũ Quan, nước Tề vượt biển chi viện, hai nước Hàn, Ngụy cũng xuất quân cứu viện.”

Đây là thương sách chống Tần của 6 nước nhưng do quyền lợi của 6 nước khác nhau, các nước lại thường dựa vào quyền lợi riêng tư để cân nhắc chính sách ngoại giao của mình, thêm vào đó là do các thủ đoạn phá hoại của Tần nên khối liên minh mới hình thành đã tan vỡ. Nhưng mưu lược đó đã giúp 6 nước từ đó cảnh giác với Tần, trở thành xu thế lớn bảo toàn 6 nước.
 
<trích "mưu trí xử thế theo Quỷ Cốc Tử">

Wednesday, July 24, 2013

[Trích] Lo cho dân


Xưa nhiều quân vương lo cho dân. Xin trích 2 tích về quân phẩm và trị quốc như sau.

1.

Văn Vương hỏi Thái Công: “Thiên hạ mênh mông sao có lúc đầy lúc vơi, khi yên khi loạn? Vì vua hiền, ngu không giống nhau, hay vì thiên thời biến hóa tự nhiên sinh ra là vậy?”

Thái Công đáp: “Vua ngu thì nước dân loạn, vua hiền thì dân trị nước yên. Nên họa phúc là ở vua, chứ không phải ở thiên thời.”

[…]

Văn Vương hỏi: “Chính trị thời đó ra sao?”

Thái Công đáp: “Khi vua Nghiêu trị vì thiên hạ, không trang sức vàng bạc châu báu, không mặc đồ gấm vóc xa hoa, không nhìn vật lạ kì, không quý đồ tốt đẹp, không nghe nhạc phóng đãng, không trang hoàng cung viện, không chạm trổ kèo cột, không cắt cỏ trong vườn.

Dùng áo bông để mặc khi trời rét, lấy áo vải để che thân, lấy gạo xấu làm cơm, lấy rau hoắc làm canh.

Không bày chuyện bắt dân sưu dịch để thiệt hại mùa màng dân chúng. Dốc hết tâm trí vào công việc giáo hóa nhân dân.

Quan nào trung chính thi hành pháp luật thì nâng cao ngôi vị, liêm khiết thương dân thì cho bổng lộc nhiều. Ai nhân từ hiếu đễ thì kính yêu, có công trồng trọt thì khích lệ, đạo đức hiền thục thì treo biển nêu danh nơi cổng làng.

Giữ lòng công bình chính trực, dùng pháp luật ngăn cấm điều gian dối. Người mình ghét mà có công thì vẫn thưởng, người mình yêu mà có tội thì vẫn phạt.

Nuôi dưỡng những người già yếu, góa bụa đơn côi, giúp đỡ các gia đình bị tai ương chết chóc.

Lệ vật dân dâng thì lấy rất nhẹ, thuế má sưu dịch thì cần rất ít, nên muôn dân giàu có vui vẻ, không có cảnh đối rét điêu linh. Trăm họ thờ vua như mặt trời, mặt trăng, thương vua như cha mẹ vậy.”

2.

Văn Vương hỏi Thái Công: “Xin cho nghe về việc lớn để trị nước.”

Thái Công đáp: “chỉ cần THƯƠNG DÂN”

Văn Vương hỏi: “Thương dân như thế nào?”

Thái Công đáp: Làm lợi mà đừng hại, giúp nên mà đừng phá. Để sống mà đừng giết, ban cho đừng chiếm đoạt. Để vui đừng gây khổ, khiến họ mừng mà không giận.”

Văn Vương nói: “Xin giải thích lý do.”

Thái Công đáp: “Dân không mất việc là lợi, trồng trọ không lỡ mùa là nên. Giảm bớt hình phạt là sống, thu thuế nhẹ là cho. Ít xây cất đền đài là vui, quan lại thanh liêm không sách nhiễu dân là mừng.

Dân bị mấ việc là hại, trồng trọt lỡ mùa là hư. Không tội mà phạt là giết, thu thuế nặng là đoạt. Xâu nhiều đền đài khiến dân mỏi mệt là khổ. Quan lại tham ô sách nhiễu dân lành là giận

Nên người trị nước chăm sóc dân như cha mẹ thương con, như anh thương em, thấy dân đói rét thì lo. Thấy dân khổ nhọc thì buồn, hưởng phạt như chính mình phải chịu, thu thuế như chính mình phải đóng.

Đó là đạo thương dân.”
<trích "Mưu trí xử thế theo Quỷ cốc tử">

Tuesday, July 2, 2013

[Trích] Dùng 3 chữ để khuyên con vua Tề

Điền Anh là con trai nhỏ của vua Tề. Anh ta muốn xây thành quách xung quanh khu đất phong cho mình. Việc làm này là vô ích và có hại, các môn khách rất lo ngại đều lên tiếng khuyên ngăn nhưng Điền Anh nghe chán tai bèn bảo viên quan liên lạc: “Từ nay ông không được truyền đạt ý kiến của môn khách nữa”.

Một vị môn khách muốn khuyên ngăn mà chưa biết làm thế nào để lọt đến tai Điền Anh. Sau đó ông nói với viên quan liên lạc: “Tôi xin gặp Hoàng tử và chỉ nói 3 chữa thôi. Nếu nói quá 1 chữ tôi xin chịu tội nướng chết”.

Điền Anh thấy rất lạ, 3 chữ thì nói được cái gì. Và lại còn thề sẽ chịu chết nướng nếu nói quá 1 chữ. Được cứ cho vào. Vị môn khách bước lên tâu: “Cá, biển lớn”. Nói xong bỏ chạy liền, Điền Anh cảm thấy kỳ quái vội gọi lại: “Cái gì thế, nói rõ đi!”.

Vị môn khách trả lời: “Kẻ hạ quan này không dám đùa vói tính mạnh của mình.”.

Điền Anh vội trả lời: “Không sao, ta cho phép, nói tiếp đi”. Lúc đó vị môn khách mới nói: “Ngài có nghe nói cá lớn ngoài biển cả không? Lưới không bắt được cá, lưỡi câu cũng không móc được. Nhưng cá rời nước lên đất liền thì đến loại hèn mọn như sâu kiến cũng bắt nạt được nó. Nước Tề ngày nay là biển cả của Ngài, nếu Ngài được nước Tề che chở lâu dài thì thành quách chẳng cần làm gì. Nếu mất sự bảo vệ của nước Tề thì thành quách cao ngất trời cũng vô dụng.

Điền Anh nghe nói bừng tỉnh: “Rõ rồi.”. Sau đó quyết định hủy bỏ kế hoạch xây thành.
 
(Mưu trí xử thế theo Quỷ Cốc Tử - Thu Lâm)