Title: Tuổi Thơ Dữ Dội - Severe Childhood
Author: Phùng Quán
Publisher: Trẻ
[Việt Wiki] Tuổi Thơ Dữ Dội[English Wiki] Tuổi Thơ Dữ Dội - Severe Childhood
Hôm nay, tôi đã hoàn toàn đọc xong 2 tập "truyện" của nhà văn Phùng Quán, mặc dù tôi đã mua nó từ rất lâu nhưng đến tận giờ mới đọc xong. Cảm giác ...
Tôi muốn tuổi trẻ của mình cũng được như thế. Tuối 13, 14 làm những việc "quốc gia" - chạy liên lạc cho kháng chiến.
Nào là những tên trong đội Trần Cao Vân tôi nhớ gần hết, cậu bé nào cũng có cái tài riêng, cũng có hoàn cảnh riêng chẳng giống ai, từ người nghèo cho đến đứa nhà giàu cũng có tham gia vào Vệ Quốc Đoàn. Nhiều đứa chẳng biết Vệ Quốc Đoàn là chi chi nhưng cũng tham gia, như Mừng vậy. Cậu bé tham gia đâu chỉ vì hiếu kì, đâu phải thấy vui vui nên chạy theo mà vì "tìm thuốc cho mẹ". Đến đoạn cậu bỏ trại giữa đêm khuya mưa gió ra ngoài ngồi mà bị bạn mách là bỏ trốn, rồi bị bắt lên buồng đội trưởng giải trình, tôi đọc mà đỏ hoe cả mắt, hịch hịch cái mũi.
Rồi đến những cái tên rồi cũng đi vào trí nhớ tôi khi nào không biết, chỉ biết là các cậu bé đó rất chi là "cừ", tài.
Vịnh sưa: sau một đêm đột kích đánh vào khu giặc cùng với đơn vị thì khi rút bị lạc. Em ngồi ngủ ngay dưới cửa nhà của giặc mà sáng ra mới hay. Rồi em lẻn vào khu giặc tìm kho súng, xăng để báo về cho chiến khu. Cuối cùng em cũng ra và cũng nghĩ ra cách báo về một cách rất dũng cảm: đánh điện Morse về bằng cách treo mình vào cột thu lôi, lấy quần áo làm cờ ... Em đánh mãi ..mãi cho tới khi không còn đánh được nữa.
Quỳnh sơn ca: một thiên tài âm nhạc của chiến khu, hình ảnh cậu bị thương nằm dưới hố reo lên khi nghe tiếng Mừng chạy tìm, cỗng bạn về đội, rồi hình ảnh lức em đang bị thương ở chân được Mừng cỗng đến chỗ cây đàn piano để đàn, đến lúc em vào Xê Ca Bảy chữa thương trong tình trạng nguy kịch nhưng vẫn hát vẫn viết kịch và cuối cùng là lúc em gặp lại mệ và o rồi ngã uỳnh xuống đất múa chảy ra từ miệng. Tất cả đều làm tôi cay mắt đến nghẹn, rất cảm xúc và chân thật.
Lượm sứt: chú bé này rất chi là tài, 2 lần vượt ngục không thành nhưng vẫn quyết vượt tiếp nếu có cơ hội và đúng như vậy. Chú đã vượt lần thứ 3 thành công cùng với 2 người bạn mới. Cuộc sống trong tù của Lượm mới khiếp đảm làm sao, từ Ty An Ninh tuy bọn lính có tra tấn nhưng vẫn còn những người trong tù thương, chăm sóc nhưng đến lao Thừa Phủ thì cuộc sống dường như ngấp ngỏm khi mà ở đó họ cho ăn bằng những cục cơm nguội, rồi quoăn như quoăn cho chó ăn vậy, sống chung với cứt đái, với vòi bò lởm tởm dưới nền trên tường... và gần như ai nấy đều cho cho người ấy, chứ không dư dả để lo cho người khác. Và Lượm vào thay đổi mọi thứ... cho đến lúc vượt tù giữa buổi trưa ôi bức (tôi thấy đọc những vượt tù của Lượm còn hay hơn là xem phim Vượt Ngục ấy chứ :D). A, hình ảnh Lượm chạy trốn ra cánh đồng lúa đang mùa chín làm tôi nhớ tới bài thơ Lượm, của Tố Hữu cũng là chú bé liên lạc, mà nghĩ lúc đó Lượm sẽ bị hi sinh giữa cánh đồng lúa thơm ngát chứ.
Bồng da rắn: đọc
những đoạn về Bồng da rắn, tôi rất khoái. Chú bé rất chi là
"tài" trí, thông minh, ngay thẳng và dũng cảm. Từ chỗ chú không nhận
bộ đồ của đội trưởng trao, đến lúc nói ra chánh kiến
nên đưa vợ của đội trưởng lên chiến khu, và đến những câu chuyện
chú bé lấy tên hiệu "Cứt Hùng" sỏ xiên ai đó "cao" hơn
vì nhiều thứ: tuổi, thân hình, và cả chức vụ nhưng chú vẫn không sợ. Chú đứng
vấn đối với người đó - “Sơn Hùng” – như người đàn ông thật sự chứ không phải là
1 đứa bé người 13, 14 tuổi. Sau một buổi chiều “bị” một anh chiến sĩ mời ăn bánh
bèo thừa, thì cậu đã dành dụm từng đồng tiền trong một năm để “trả thù”. … (các
bạn đọc sẽ biết Bồng trả thù như thế nào, đến tôi còn phải phục nữa là, Bồng
ngay thẳng ra mặt, rất quân tử.)
Rồi nhiều cái tên khác nữa: Hoà đen,
Vệ đầu to, Nghi cưỡi ngựa, Châu sém, Tư dát, cả Kim điệu nữa – chú bé này đã trở
thành Vê Gờ sau một buổi chiều.
Đọc rồi mới biết, tuổi thơ lúc ấy
thật dữ dội, thật dũng cảm làm sao, những cậu bé mới 13,14 hay 16 tuổi đã biết đến
việc nước, hi sinh gia đình và cả tương lai của mình cho sự nghiệp cứu nước. Nhưng
vẫn còn đó tính trẻ con, tinh nghịch và… ngây thơ. Đó chính là Mừng.
Từ đầu cuốn truyện cho tới cuối
cuốn thứ hai, tôi đọc chỉ tức chỗ các từ tiếng pháp phiên âm là tôi đọc chả hiểu
mô tê hê. Dù từ ngữ có miền trung nhưng vẫn đơn giản và dễ hiểu, dễ đi vào lòng
người đọc, nhưng những phiên âm pháp thì tôi chịu :).
2 cuốn thì tôi thấy quá ít, đọc
xong mà tôi thấy buồn. Buồn một phần về có quá nhiều hi sinh, đặc biệt là các
chú bé liên lạc, trinh sát. Phần còn lại là truyện kết thúc ở chỗ Mừng hi sinh
và được đặt tên cho ngọn núi “Mẹ con của em Mừng” chứ không tiếp tục nữa. Tôi
thấy hụt hững!
Ước chi truyện này có thể dựng
thành phim nhiều tập chiếu cho mọi người xem, hay được chuyển sang truyện tranh
cũng rất tuyệt giống như các truyện Chí Phèo, Tắt đèn, Chiếc lượt ngà được nhóm
B.R.O chuyễn thể vậy. Ước chi mọi người sẽ biết đến tác phẩm này để biết đến tuổi
trẻ Việt nam rất chi là “dữ dội”.
Phùng Quán - “Tuổi thơ dữ dội” và những ước mơ cao đẹp
Những ngày khói lửa - Trần Quý Hai
Download ebook [.prc]
0 Comments :
Post a Comment
Nên viết tiếng Việt có dấu để cho mọi người dễ đọc
Nếu có LINK tải tài liệu nào hỏng, bạn thông báo giúp tôi.
Chân thành cảm ơn.