Friday, July 26, 2013

[Trích] Liên minh 6 nước chống Tần thời Thất hùng


Cuối thời Chiến quốc, nước Tần áp dụng biện phám của Thương Ưởng nên thế nước cường thịnh, trở thành nước mạnh nhất trong Thất hùng, các nước chư hầu ở Trung Nguyên đã không thể đơn độc chống lại cuộc xâm chiếm của Tần.

Tô Tần là nhà mưu lược có con mắ chiến lược tinh đời và có tài hùng biện. Trước hiên ông đến nước Tần hiến kế giành nghiệp Bá cho Tần Huệ Vương. Ông dâng trình kế sách 10 lần đều bị vua Tần bác bỏ. Thế là ông để tâm nghêm cứu thấy tình hình 6 nước đều sợ oai nhà Tần nên đề xuất mưu lược 6 nước hợp tung chống Tần.

Tần mạnh, các nước chư hầu yếu, Tô Tần đã cân nhắc tình thế, thăm dò vuốt ve thuyết phục các nước chư hầu công khai đối kháng với Tần để thực hiện chính sách hợp tung.

Năm 134 TCN, Tô Tần đến nước Yên khuyên Yên Văn Công liêm minh với nước Triệu ở cách xa gần 100 dặm để chống Tần ở xa ngàn dặm. Yên Văn Công tiếp thu đề nghị của Tô, phong ông làm Võ An Quân, ban cho tướng ấn, 100 cỗ xe, 1000 tấm gấm, 100 đôi bạch ngọc, 1 vạn nén vàng để ông đi du thuyết các nước thực hiện kế hợp tung, kiềm chế nước Tần. Tô Tần đến nước Triệu, nói với Triệu Tiêu Hầu: “Tần không dám đánh Triệu vì sợ hai nước Hàn, Ngụy tập kích sau lưng họ, nếu Tần đánh bại nước Hàn, Ngụy thì Triệu sẽ lâm nguy. Đát đai 6 nước hợp lại, dồng tam hiệp lực chống Tần thì chắc có thể điệt Tần. Vì vậy xin Triệu Vương hãy mời Quốc Vương các nước Hàn, Ngụy, Tề, Yên, Sở hội họp kết minh cùng nhau chống Tần, quân Tần sẽ không dám đánh bát kỳ nước nào trong số 6 nước đó”. Triệu Vương cực vui, thưởng cho Tô Tần rất hậu và cử ông làm sứ giả đi kết minh với các nước chư hầu.

Tô Tần đến Ngụy, trước hết dùng mưu lược cân nhắc tình thế, tấn tụng tình hình nước Ngụy: “Đất đai của Đại Vương phía Nam có Hồng Câu, Trần, Nhữ Nam, Hứa, Công Dương, Thiệu Lăng, Vũ Dương; phía đông có sông Hoài, sông Dĩnh, Nghi, Đổng, Hải Diêm; phía tây có Trường Thành; phía bắc có Hà Ngoại, Quyển, Diễn, Yên, Toan Tảo; đất đai rộng ngàn dặm, tuy vậy nhưng đều là ruộng vườn nhà cửa, ít có chỗ hoang dã chỉ để chăn ngựa thả bò, dân cư đông đúc, ngựa xe như nước, đi lại suố ngày đêm, nườm nươp không khác gì quan lính”. Sau khi phân tích quốc tình nước Triệu, Tô Tần bắt đầu dùng thuật xoa nắn vuốt ve đối với Ngụy Vương, ca ngơi sức mạnh nước Ngụy và vạch rõ cái nguy hại của việc thời Tần, khiến Ngụy Vương phải nghe theo. Tô nói: “Thần trọm nghĩ, nước của Đại Vương không thua kém Sở… Ngụy là nước mạnh, Đại Vương là đấng minh quân trong thiên hạ… Thần trộm nghe quân sĩ của Đại Vương đông tới 20 vạn, loại lính quấn khăn xanh có 20 vạn, loại lính xung kích có 20 vạn, loại lính phục vụ có 10 vạn, chiến xa có 600 cỗ, chiến mã 500 con, hơn cả Việt Vương Câu Tiễn và Chu Vũ Vương. Nay nếu thờ Tần tất phải cắt dất dâng Tần, binh chưa dùng mà nước đã tan”. Trong khi vua Ngụy còn bối rối chưa biết làm thế nào, Tô Tần đã hiến kế hợp tung khiến Ngụy Vương vui vẻ nghe theo.

Rồi Tô Tần đến nước Hàn, mở đầu bằng nói về quốc lực nước Hàn: “nước Hàn phía bắc có Củng, Lạc; phía Đông có Uyển Nhượng, sông Vĩ; phía Tây có Nghi Dương, Thường Cô; phía nam có Hình Sơn; đất đai rộng ngàn dặm, binh sĩ đông tới trên 10 vạn, cung nỏ cứng nhất thiên hạ đều được chế tạo ở Hàn. Cung của vùng Khê Tử, Thiếu Phủ có thể bắn xa 600 thước, binh sĩ Hàn bắn cung bách phát bách trúng. Các đao kiếm được chế tạo ở Đường Khê, Mặc Dương, Hợp Bá, Đặng Sư, Uyển Phùng, Đồng Uyên, Đại A trên bộ có thể chém đứt ngực bò, dưới nước có thể chém đứt cá kình. Ngoài ra còn có giáp sắt kiếm kích đâm không thủng, có cửa quan hiểm trở một người địch được vạn người”. Những lời tán tụng đã gây ấn tượng sâu sắc cho vua Hàn. Tô Tần lại uốn lưỡi tám thêm: “Một nước hùng mạnh lại có minh quân làm chủ như Hàn mà trở thành thuộc quốc của Tần thì thật là không có quốc xỉ nào đáng cười hơn nữa. Xin Đại Vương suy nghĩ cho kỹ”. Để cho vua Hàn Tuyên Huệ Vương suy nghĩa được cụ thể hơn, Tô Tần nêu ra hai ví dụ nữa: “Nếu Đại Vương thần phục vua Tần, nhất định họ sẽ đòi đất Nghi Dương, Thành Hoàng. Năm nay cắt đất cho họ rồi, sang năm họ lại đòi đất rộng hơn nữa, nếu không cho thì đất đai đã cắt cho họ trước đây cũng là uổng phí mà thôi, sẽ còn mang đến tai họa nữa. Nếu năm nào cũng cắt đất cho họ thì sẽ có ngày Đại Vương hết sạch đất đai. Lãnh thổ của Đại Vương có hạn mà lòng tham của vua Tần vô hạn, dùng đất đai có hạn ứng phó với lòng tham vo hạn thì sớm muộn cũng sẽ có chiến tranh”. So sánh như vậy khiến vua Hàn tỉnh ra, Tô Tần lại thuyết thêm: “Làm đầu gà còn hơn là đuôi trâu, nếu Đại Vương thờ Tần thì khác gì làm đuôi trâu. Vì thanh danh của mình, xin Đại vương nghĩ cho kỹ”. Hàn vương thay điổ sắc mặc, kiêm quyết nói: “Thà chế không chịu hàng Tần”.

 
Sau đó Tô Tần lần lượt đến Tề, Sở, căn cứ vào vị trí chiến lược của từng nước mà nói rõ cái lợi cái hại, cuối cùng làm cho 6 nước liên hiệp lài cùng nhau chống Tần. Các nước phái sứ giả đến họp ở Hoàn Thủy, kết thành liên minh hợp tung chống Tần. Tô Tần nhận ấn kiếm 6 nước, làm người chủ trì Minh ước hợp tung. Minh ước quy định:

“Nếu Tần đánh Sở, các nước Tề Ngụy sẽ xuất quân cứu viện, nước Hàn sẽ cắt đường tiếp tế của quân Tần, nước Yên phòng giữ bắc Thường Sơn, nước Triệu vượt Chương Hà tiến sang phía Tây.

Nếu Tần đánh Hàn, các nước Sở, Ngụy sẽ cắt đường hậu phương quan Tần, nước Tề xuất quan giúp Sở, hai nước Tề, Sở sẽ tiến ra Vũ Quan, nước Ngụy tiến ra Hà Ngoại, nước Tề vượt Thanh Hà, nước Yên hỗ xuất quân hỗ trợ Triệu.

Nếu Tần đánh Tề, nước Sở sẽ cắt đường hậu phương quân Tần, nước Hàn phòng giữ Thành phụ, nước Ngụy ngăn chặn quân Tần tiến quân, nước Yên xuất quan cứu Tề, nước Triệu phong tỏa Chương Hà.

Nếu Tần tiến công Yên, nước Triệu sẽ giữa Thường Sơn, nước Sở tiến ra Vũ Quan, nước Tề vượt biển chi viện, hai nước Hàn, Ngụy cũng xuất quân cứu viện.”

Đây là thương sách chống Tần của 6 nước nhưng do quyền lợi của 6 nước khác nhau, các nước lại thường dựa vào quyền lợi riêng tư để cân nhắc chính sách ngoại giao của mình, thêm vào đó là do các thủ đoạn phá hoại của Tần nên khối liên minh mới hình thành đã tan vỡ. Nhưng mưu lược đó đã giúp 6 nước từ đó cảnh giác với Tần, trở thành xu thế lớn bảo toàn 6 nước.
 
<trích "mưu trí xử thế theo Quỷ Cốc Tử">

1 Comments :

  1. "mưu trí xử thế theo Quỷ Cốc Tử" không hẳn là một quyển sách tệ, nhưng câu văn chau chuốt - rườm rà, còn nhiều thiếu sót!

    ReplyDelete

Nên viết tiếng Việt có dấu để cho mọi người dễ đọc
Nếu có LINK tải tài liệu nào hỏng, bạn thông báo giúp tôi.
Chân thành cảm ơn.