Saturday, June 29, 2013

[Trích] 8 Ngộ nhận về giáo dục


Ngộ nhận 1: Tất cả chúng ta chỉ có 1 cách học tập tất nhất như nhau


Giờ đây chúng ta biết rằng: mỗi chúng ta đều có một cách học tập riêng, cách tư duy và cách làm việc riêng. Mỗi chúng ta đều có cách tiếp cận thông tin và biến đổi thông tin thành tri thức thực sự theo những cách khác nhau. Ngay cả những thiên tài cũng học tập, tư duy và làm việc theo những cách khác nhau.

-      George Bernard Shaw khi còn bé là một học sinh kém nhất lớp, nhưng sau này ông đã trở thành nhà viết kịch vĩ đại của thế giới.

-      Thomas Edison đã bỏ học sau ba tháng vì thấy trường học quá buồn tẻ, nhưng rồi ông đã trở thành nhà phát minh vĩ đại của thế giới.

-      Albert Einstein từng là một cậu bé mơ mộng. Ông đã bị đánh trược trong kỳ thi đại học. thế nhưng ông đã trờ thành nhà khoa học vĩ đại nhất của thế kỷ XX. Được tuyển dụng làm “thanh tra hạng ba” tại Sở Cấp bằng Sáng Chế của Thụy Sĩ, vào những lúc nhàn rỗi ông đã viết ba bài báo làm đảo lộn khoa học. Bài báo thứ nhất đã giúp ông được nhận giải Nobel về vật lý. Bài báo thứ hai đã chứng minh rằng nguyên tử quả thật là có tồn tại. “Và bào báo thứ ba chỉ đơn giản là làm thay đổi thế giới này.”

Mặt dù là người đã giải thích được một số bí ẩn lớn nhất về vũ trụ, nhưng Einstein đã bị từ chối khi ông xin một chân giảng viên tại một trường đại học. Sau đó, ông dã xin vào dạy tại một trường trung học, và lần này ông cũng bị từ chối.

Einstein không ghi chép nhiều. Ông làm việc bằng trực giác. Sau này, khi được hỏi về phương pháp tư duy của mình, ông chỉ đáp rằng “trí tưởng tượng quan trọng hơn kiến thức”. Ông đã tìm ra cốt lõi của thuyết tương đối rong khi đang tưởng tượng cưỡi trên một tia ánh trăng. Và những lời say đây là một thách thức dành cho những sinh viên và những nhà suy tư sáng tạo của thế hệ mới: “Chỉ có dám suy nghị chứ không phải tích lũy kiến thức, mới giúp chúng ta tiến xa.

Ngộ nhận 2: Con người khi sinh ra đã mang mộ trí thông minh hầu như được ấn định, và có thể xác dịnh chính xác trí thông minh đó bằng thương số thông minh IQ hoặc những bài kiếm tra chuẩn hóa tương tự.


Giờ đây chúng ta biết rằng: Robert J. Sternberg, giáo sư tâm lý học và giáo dục tại Đại học Yale, nói: “Những kỹ năng được đo bằng các bộ đo nghiệm IQ không phải là những kỹ năng duy nhất làm thành trí thông minh”. Ông cho rằng mọi trẻ em đều có những mặt mạnh cá nhân, và “mục đích của chúng ta là giúp trẻ em phát huy những mặt mạnh và sữa chữa những mặt yếu. Hãy vứt bỏ đôi nạng và hãy để trẻ em sử dụng đôi cánh của chúng. Hãy giúp chúng lợi dụng tối đa những kỹ năng chúng đang có.

Ngộ nhận 3: Chỉ có duy nhất một dạng trí thông minh


Giờ đây chúng ta biết rằng: Có nhiều dạng trí thông minh, và dĩ nhên có nhiều dạng tài năng. Howard Gardner, giáo sư tâm lý hịc và giáo dục học tại Đại học Harvard, đã xác định được ít nhất tám dạng trí thông minh riêng biệt: trí thông minh ngôn ngữ, trí thông minh toán học-logic, trí thông minh âm nhạc, trí thông minh hình ảnh-không gian, trí thông minh vận động cơ thể, trí thông minh xã hội hoặc giao tiếp, trí thông minh hướng nội, và trí thông minh thiên nhiên. Có lẽ còn có nhiều dạng khác nữa.

Ông nói: “Đóng góp quan trọng duy nhất của giáo dục đối với sự phát triển của trẻ em là giúp trẻ em đi tới một lĩnh vực phù hợp nhất với tài năng của mình ơ nơi trẻ em thấy hạnh phúc và tài giỏi”. Ông cho rằng nước Mỹ đã hoàn toàn không hiểu được điều này. “Thay vì chúng ta bát tất cả học sinh phải tuân theo một kiểu giáo dục, vì thế những đứa trẻ có tư chất phù hợp nhất để trở thành một giáo sư đại học thì mới thành công trong nền giáo dục này. Và trong suốt quá trình học chúng ta đánh giá mọi học sinh bằng việc chúng có đáp ứng những tiêu chuẩn thành công hạn hẹp đó hay không.”

Ngộ nhận 4: Mọi trí thông minh đều là do di truyền


Giờ đây chúng ta biết rằng: trong suốt nhiều thập kỷ, các chuyên gia đã tranh cãi nhau xem điều gì quan trọng hơn: tự nhiên (được di truyền trong gen) hay sự nuôi dưỡng (được phát triển thông qua môi trường, cuộc sống và nền văn hóa). Giờ đây chúng ta biết rằng tự nhiên và nuôi dưỡng đều đóng vai trờ quan trọng như nhau. Chúng ta sinh ra với những đặc điểm và “thiên hướng” học tập và những tài năng cụ thể. Song, gia đình, trường học, cuộc sống, môi trường lao động và cộng đồng đóng vai trò không thể thiếu để phát triển những tài năng đó và xây dựng những kỹ năng và năng lực mới.

Ngộ nhận 5: Trí thông minh được đồng nhất với tư duy logic, tư duy phân tích


Giờ đây chúng ta biết rằng: Giáo sự Sternberg cho rằng trí thông minh được thể hiện ở ít nhất ba dạng: trí thông minh phân tích, trí thông minh sáng tạo và trí thông mnh thực hành. Và các bộ đo nghiệm thương số thông minh không đo được hai dạng trí thông minh sau cùng. Ông nhất mạnh: “một đứa trẻ có thương số IQ cao chưa chắc đã cao về trí thông mình sáng tạo, trí thông minh thực hành hoặc lương thức, trí thông minh thể thao, trí thông minh âm nhạc hoặc bất kỳ dạng trí thông minh nào khác”. Vả chăng ngay cả những thiên tài như Edison, Einstein và nhiều nhà tư tưởng sáng tạo khác cũng giải quyêt vấn đề theo những cách khác nhau.

Ngộ nhận 6: Bất cứ ai cũng đều có khả năng để thành công trong bất kỳ lĩnh vực nào


Giờ đây chúng ta biết rằng: Điều này đơn giản là không đúng.

Tài năng không phải là tất cả khả năng để trở nên giởi trong mọi lĩnh vực. Tài năng được dựa hầu như trên một loạt những năng khiếu có sẵn khi mỗi người sinh ra. Và những năng khiếu khác nhau đó giúp cho con người xuất sắc theo những cách khác nhau. Năng khiếu để trở thành một kế toán giỏi không nhất thiết giúp cho một người trở thành một tay trống cừ. Và một người có những thuộc tính để trở thành một kỳ thủ cờ vua giỏi chưa chắc có thể trở thành một họa sĩ thành công trong sáng tạo. Người y tá giỏi và người bác sĩ giải phẫu giỏi có những tài năng khác nhau.

Ngộ nhận 7: Trường học là địa điểm chính và là địa điểm tốt nhất cho học tập


Giờ đây chúng ta biết rằng: Từ 5 tuổi cho tới 18 tuổi, thời gian học tại trường chỉ chiếm 20% thời gian thức của học sinh. Quản thời gian đó là quan rọng đối với học tập. Nhưng mọi điều khác trẻ em điều họ từ thế giới bên ngoài như là lớp học của chúng, và nói chung trẻ em học từ thế giới bên ngoài nhiều hơn là từ trường học.

Hãy chọn bất kỳ nghệ sĩ, tài năng thể thao hoặc nhà làm phim vĩ đại nào. Từ Mozart cho tới eethoven, các nhà soạn nhạc lớn đều học được nhiều điều từ những “lớp học” không phải là lớp học nhà trường. Từ Tiger Woods tới chị em nhà Wlliams, những tài năng thể thao đều học bằng cách thực sự chơi môn thể thao của mình: Trên sân golf, bãi tập hoặc sân quần vợt. Và Steven Spielberg, George Lucas và Peter Jackson đều học làm phim bằng cách thực sự làm các bộ phim.

Năm 1995, Viện Sante Fe đã lưu ý  trong một tuyển tập các tiểu luận nhan đề The Mind, The Brain and Complex Adaptive System [Trí óc, bộ não và hệ thống thích nghi phức tạp]: “Cách làm của nhà trường cổ truyền hầu như không hỗ trợ cách tiếp thu kiếm thức theo cách tự nhiên của con người. Trí óc của con người có khuynh hướng tếp nhận thông tin về thế giới bên ngoài bằng cách hoạt động trong thế giới đó chứ không phải bằng các đọc, nghe giảng giải hoặc nghiên cứu những mô hình trừu tượng của thế gới ấy.

Ngộ nhận 8: Các “chuẩn đánh giá” là công cụ thực sự để kiểm tra kiến thức, và có thể dễ dàng đánh giá được việc học tập dựa vào các bài kiểm tra viết chuẩn hóa


Giờ đây chúng ta biết rằng: Một số chuẩn đánh giá đống vai trờ quan trọng, và có thể dựa vào đó để kiểm tra trình độ của học sinh. Hiển nhiên nhà trường có thể kiểm tra kiến thức của học sinh về số học, các ký hiệu hóa học, chính tả, các dữ kiện địa lý và các sự kiện lịch sử. Song, đó mới chỉ là một phần của một sự giáo dục rộng lớn. Và chắc chắn các bài kiểm tra viết không thể đánh giá được tài năng, kỹ năng và năng lực cá nhân của mỗi học sinh. Nhiều bài kiểm tra chỉ có thể đánh giá được khả năng ghi nhớ.

Có thể dạy cho trẻ em hầu hết những công việc trong thế kỷ XXI - từ những kỹ năng làm truyền hình, làm phim, âm nhạc và máy tính, từ làm vường tới làm bếp – nếu để cho chúng tự mình làm nhằm để thể hiện khả năng của mình. Và khi ấy việc học sẽ tỏ ra hiệu quả và hữu ích hơn là việc dùng những “bài kiểm tra chuẩn hóa” để đánh giá.

 
 Gordon Dryden & Jeannette Vos, Cách mạng học tập

0 Comments :

Post a Comment

Nên viết tiếng Việt có dấu để cho mọi người dễ đọc
Nếu có LINK tải tài liệu nào hỏng, bạn thông báo giúp tôi.
Chân thành cảm ơn.