Trái tim tôi đã ở Đồng Nai
Trái tim tôi đã ở
Đồng Nai, vậy tôi phải ở đâu? Và giờ ở đâu, cô gái ấy?
Cả cuộc đời tôi
sẽ không quên cái ngày cuối năm 1976 ấy ở Xuyên Mộc.
Lúc đó, tôi đã lên Xuyên Mộc được hơn một năm,
vậy mà vẫn chưa qen được cái lạnh cuối năm ở đây. Trời lạnh đến nỗi đi sau lưng
tên bạn nào cũng tưởng nó đang hút thuốc, nào ngờ mình cũng đang thở ra khói
như nó mà đâu hay. Đêm có hôm lạnh đến nỗi không ngủ được, phải đốt một đống củi
rồi ngồi trùm mền, hơ tay, uống nước hà hủ ô nấu thật đặc để đỡ ghiền cà phê,
nói chuyện đời. Thú vị nhất là chờ cho mấy chàng thiện xạ trong đơn vị về, vác
theo được chú cheo chú mễnh nào đó để nấu nồi cháo đậu xanh, cừa thổi vừa húp
mà nghe vị ngọt của rừng thấm đến từng chân răng. Cuối cùng, khi đám lủa đã
tàn, mỗi thằng khều vài thanh củi hồng ra phí dưới võng mình, chó chút hơi ấm để
ngủ được đến sáng, bắt đầu một ngày “cày bừa” mới.
Cuối năm , rừng
Xyên Mộc vào xuân, càng đẹp hơn. Phong lan nở rực rỡ trên cành và trên vách những
căn nhà đơn sơ của anh em Thanh Niê Xung Phong chúng tôi. Chim rừn kéo nhau về
trò chuyện líu lo, sảng khoái. Con sông Ray như trong hon và rộn rã tiếng cười
anh em những trưa nắng ra lội bì bõm…
Đúng lúc trời đất
đep như vậy, thì quỷ quái thay, tôi lại lăn ra bệnh. Mà lại là bệnh thập tử nhất
sinh nữa chứ. Ai cũng tưởng, và nhất là chính tôi tưởng, rằng tôi đã phải qua đời
vì cơn sốt rét ác tính đến đến mê sảng ấy rồi chứ.
Y sĩ của Trường
thanh niên xây dụng cuộc sống mới Xuyên Mộc lúc ấy là anh Dưỡng. Vài viên
Chloroquine trong tủ thuốc cuối quý đã cạn ấy không đủ đê anh dám giữ tôi lại ở
đơn vị. Mắt tôi đã thất thần. Anh hết vía lật đật đề nghị cho xe chở tôi đi, đến
ngay nơi chuyên môn gần nhất là trạm xá huyện. Nửa tỉnh nữa mê, tôi càng tin
mình sắp chết khi anh Dưỡng lầm bầm trên đường đi:
-
Ba Đức ơi, mày chết thì tới đó hãy chết, đừng chết
bây giờ phiềm tao lắm!
Hại thay lúc ấy
trạm xá chỉ còn mỗi một cô y tá kiêm đủ thứ các cái, lại mới ra trường sau một
lớp học có ba tháng, còn trẻ măng. Người y sĩ trưởng trạm xá đã mắc đi họp thường
kỳ hàng tháng ở Biên Hòa. Thế là cô ta cuống quýt chích cho tôi mấy mũi thuốc
theo “chỉ thị” của anh Dưỡng. Được thế,
anh Dưỡng lục lọi tủ thuốc một cách tự nhiên, tống thêm vô họng tôi cả chục
viên đủ loại, làm tôi càng nhất ngư hơn vì bụng trống trơn sau mấy bữa bỏ ăn.
Tôi còn nhớ trưa
hôm đó, lúc anh Dưỡng chạy vội ra chợ Bà Tô tìm món gì ăn, bỗng dưng tôi tỉnh lại,
lòng thấy xót xa khi đinh ninh đây là con lai tỉnh cuối cùng trước khi chết. Cảnh vật trước mắt tôi quay cuồng một hồi, rồi một
gương mặt hiện ra, mờ mờ dần y như một cảnh
phục hiện quá khứ trên phim ảnh.
Đó là gương mặt
xinh đẹp của một cô gái, và trời đất ơi, cô ta đang ngồi khóc, mước mắt đầm
đìa. Tôi cố lục lọi trong cái đầu đang nhức nhối của mình xem thử đây là ai? Và
tôi đang ở đâu? Dù sao, tôi cũng nhớ rất rõ là mình chưa có vợ mà cũng chẳng có
người yêu, lại không thiếu nợ ai cả. Mà trong trường hợp tôi đang gần chết này,
rõ ràng chỉ có một trong ba loại nhân vật đó mới có thể đến ngồi bên giường tôi
mà khóc dầm non dầm nước như vậy.
Tôi thu hết sức
tàn, ngóc đầu dậy hỏi:
-
Cô là ai, sao lại ngồi đây khóc trong phút lìa đời
của tôi?
Mắt cô gái bỗng
sáng rỡ lên, trông đẹp não nùng với mấy ngấn lệ còn đọng quanh mi:
-
A, anh sống rồi hả? Tôi cứ sợ anh chết.
Tôi thều thào:
-
Đừng mừng sớm. Tôi sắp chết rồi.
Cô gái cuống
quýt, lay tôi:
-
Đừng anh! Đừng chết anh! Anh chết làm gì?
Say này, cứ nghĩ
lại lúc đó là tôi lại thấ tức cười. Nhưng
thú thật khi ấy, nghe hỏi vậy, tôi đã ứa nước mắt. Mình chết làm gì nhỉ?
Sao mình lại phải chết nhỉ? Mình còn trẻ quá, mới hai mươi tuổi, còn muốn sống,
còn yêu đời, còn cống hiến được nhiều, tại sao mình phải chết nhỉ? Mình lại
chưa được cô gái nào yêu. Chưa từng được hôn một cô gái. Nghe nói như thế chết
sẽ không nhắm mắt, vậy thì kẹt quá, làm sao siêu thoát được!
Tôi thở dài:
-
Biết sao giờ? Tới số rồi thì phải chết thôi.
Chút nữa cô làm ơn vuốt mắt giùm tôi.
Cô gái bụm mặt lại
ré lên:
-
Trời ơi, đừng nói vậy. Thấy ghê quá! Chút có chết
anh nhớ nhắm mắt đi!
Tôi tủi thân chảy
nước mắt, tự dưng thấy buồn ghê gơm. Người bệnh nặng mà bỗng dưng quá vui hay
quá buồn! Tôi tin mình sắp “một đi không trở lại”.
-
Tôi không nhắm mắt được đâu!
-
Sao vậy anh?
-
Vì tôi chưa có người yêu. Chưa được ai thương
mình hết.
Cô gái bặm môi,
có vẻ suy nghĩ. Trôn cô trẻ măng, chừng mười tám tuổi là cùng. Mà tôi trẻ chớ
có già gì đâu. Vậy mà sao cô ngồi đó, khỏe mạnh, mơn mởn, còn tôi nằm đây, chuẩn
bị nghỉ thở? Ức quá!
Chắc cô gái cũng
đã nghe và đã tin, về lý do tầm bậy của những cái chết mắt mở. Cuối cùng cô ấp
úng:
-
Vậy tui… tui… thương anh nhe. Được không?
Tôi thấy lòng an
ủi, dù biết đây chỉ là chút tình cảm con người với nhau trước cái chết của đồng
loại. Hay có khi chỉ vì cô gái này sợ phải vuốt mắt tôi thôi? Tôi nhìn đôi môi
trái tim đỏ hồng một cách tự nhiên của cô, nghĩ thầm:
-
Nếu được cô này hun một cái thì mình chết cũng
được an ủi. Chắc là nhắm mắt được.
Rất sáng suốt
trong giây phút cuối, tôi nói:
-
Không được!
-
Sao không được? Tui thương anh mà? Tui chưa
thương ai hết đó.
-
Thương thì phải cụ thể.
-
Cụ thể là sao?
-
Cô hun tôi một cái thôi. Tôi sẽ nhắm mắt đàng
hoàng. Và chẳng những sẽ không về phá cô mà còn phù hộ cho cô được có chồng đẹp
trai, chung thủy. Hun đi, tôi chết liền thôi, không ai biết đâu.
Xanh mặt khi
nghĩ đến chuyện tôi có thể về phá, cô gái nhìn quanh một vòng, lại bặm môi…
-
Được rồi, tôi hun anh một cái thôi nhe.
-
Ừ.
-
Anh nhắm mắt lại đi!
-
Rồi!
Một chút im lặng.
Một hương thơm thoang thoảng tỏa gần. Và bất chợt môi tôi được một vật gì hết sức
mềm mại mà êm ái, âm ấm và thơm thơm, đụng nhẹ một cái. Tôi thấy đầu óc lùng bùng
rồi hết biết gì hơn.
***
Dĩ nhiên lần đó
tôi đã không chết, vì chết là hết chuyện rồi. Tôi sống, sống nhăn, sống sất mạnh
khỏe, có thể nhờ cái hôn đầu đời thần tiên ấy cũng không chừng.
Có một người đã
chứng kiến cái hôn đã làm tôi bất tỉnh ấy. Đó là anh Dưỡng. tình cờ thôi. Anh
đi mua cơm về, bước qua cửa sổ thì thấy. Say này, chuyện đó trở thành giai thoại
trong đơn vị. Mỗi lần nhắc tới tôi, anh Dưỡng giơ ngón tay cái lên:
Thằng đó là con quỷ! Bệnh gần chết
mà vẫn dụ được con gái người ta. Trong đời tao chưa từng thấy.
Còn lúc đó anh
chỉ im lặng dụi mắt. Sau đó, thấy tôi thực tình mê man, and lật đật chở tiếp
tôi về Bà Rịa. Ở đó, người ta chuyền nước biển và chích thuốc đặc trị cho tôi.
Rồi vì tôi là Thanh Niên xung phong thành phố Hồ Chí Minh, chiếc Jeep đơn vị lại
tiếp tục đưa tôi về thành phố. Ra viện, tôi nhận được quyết định về một đơn vị ở
Củ Chi, chắc là do ban chỉ huy nhận thấy sức khỏe tôi không thích hợp với vùng
rừng rú Xuyên Mộc.
Công việc những
năm ấy, bạn nhớ lại đi, cứ lôi nhau đến, ngập đầu ngập cổ. Tôi đào kinh tưới,
trồng đậu phộng ở Củ Chi; về Lê Minh Xuân lên liếp trồng thơm; xuống Kiên Giang
trồng lúa; rồi lên đường đi phục vụ chiến đấu ở biên giới Tây Nam. Cực khổ mà
vui, và thời gian lướt qua vù vù với những con người bận rộn.
Vậy mà tôi vẫn
không sao quên được cô gái ấy ở Đồng Nai, cô gái mà tôi chưa biết tên, đã xuất
hiện và biến mấ như trong mơ, như trong cổ tích và cũng như trông cổ tích, cô
đã hôn tôi và cứu sống tôi. Tôi tự cho phép mình những phút nghĩ lãng mạn như vậy,
bởi con người không có những phú ấy thì đời sống sẽ tẻ nhạt biết bao.
Tôi không sao
quên được cô gái vô danh ấy, không sao quên được đôi mắt lo lắng, sợ hãi, log
lanh nước mắt, đôi môi đỏ hồng mềm mại, ấm áp của cô. Tôi chỉ thu xếp được một
lần đi tìm cô vào năm 1978. Thay vào chỗ cô ở cái trạm xá nhỏ bé ấy, là một
chàng y tá bự con, giộng ồ ề như vịt xiêm lai. Anh hỏi tôi tìm ai. Tôi ấp úng tả
hình dáng cô gá. Anh hỏi cô gái tên gì? Tôi ú ớ nói quên rồi. Anh lắc đầu cho
biết không hề biết ai như vậy. Anh về đây lúc cái trạm xá còn có mỗi một ông y
sĩ. Nghe nói trước đó cũng có một cô y tá nhưng cô ấy đã tình nguyện lên phục vụ
khu kinh tế mới ở Đồng Hiệp ơ huyện Tân Phú rồi. Anh cũng không biết tên cô ta.
Chắc ông y sĩ còn nhớ nhưng ông ta lại vừa đi nghỉ phép năm …
Phép tôi không đủ
để đi Tân Phú so với tình hình xe cộ gay go thời ấy. Tôi trở về Củ Chi, lòng cứ
ngẩn ngơ. Cô gái Đồng Nai của tôi ơi, em tên gì và có còn nhớ tôi chút nào
không, người bệnh nhân đặc biệt một trưa cuối năm trạm xá vắng người? Có thể em
tưởng tôi đã chết rồi, chết nhắm mắt đàng hoàng. Và vì vậy em đã quên tôi rồi,
dù có thể đúng tôi là là người đầu tiên em đã nói tiếng “thương”, và đã thương
rất cụ thể, theo đúng yêu cầu.
Vậy đó, có những
người mà mình có thể sống gần hàng mấy năm mà vẫn dễ dàng quên ngay, tưởng như
không hề có họ trong đời. Còn có những ngươi mà chỉ gặp nhau chút thôi, có khi
chưa kịp biết tên, vẫn cứ sống mãi trong nỗi nhớ của mình. Cô gái Đồng Nai của
tôi, làm sao được một lần nhìn lại cặp mắt và đôi môi ngày nào. Và không chừng,
nếu trên tay em không có một đứa nhỏ và bên cạnh em không có một anh đàn ông đầy
diễm phúc nào, tôi sẽ…
Giữa năm 1979,
các liên đội Thanh Niên xung phong hoàn thành nghĩa vụ quốc tế trở về thành phố.
Có mặt trong đoàn quân ấy, tôi vội vã xin một tờ giấy đi Đồng Hiệp. Trong những
ngày gian khổ nhất đời đã a, gương mặt cô gái Đồng Nai ấy vẫn có mãi bên tôi.
Và những lúc hòm đạn trên vai đã nặng như một trái núi mà đường dây trước mặt vẫn
còn xa mịt mù, cái gương mặt ấy lại xuất hiện, nâng tôi lên tiếp tục bước tới…
Phụ trách trạm
xá Đồng Hiệp là một chị y sĩ trung niên mập mạp, dưới quyến là một cô y tá ốm
nhách, mặt đầy mụn. Nghe tôi tả xong, chị cũng lắc đầu:
-
Tôi và cô Nga này mới về đây mấy tháng, chẳng biết
ai như vậy cả.
Bực mình, tôi
lên tìm chủ tịch xã. Thì cũng lại là chủ tịch mới, chủ tịch cũ đã đươc đi học.
Tính ra cái xã kinh tế mới này đã ba lần thay chủ tịch, từ ngay thành lập. Hỏi
mãi mớ ra, đúng là thuở “khai thiên lập địa” xã kinh tế mới này, có một cô y tá
như thế. Năm 1978, bọn Pôn Pốt hoành hành, tàn sát người Việt Nam ở Tây Ninh,
An Giang…, nhiều thanh niên Đồng Nai không chịu nổi, xin vào bộ đội. Trong số
đó, lại vẫn có cô gái lúc nào cũng sẵn sàng tình nguyện ấy của tôi. Có người
còn nhớ cô tên Lan, một cái tên rất bình thường, giản dị…
Tôi về, được cho
đi học công nhân kỹ thuật ở Lien Xô năm năm. Nước bạn tuyệt đẹp, vậy mà năm
năm, vẫn không một ngày tôi quên được cô gái Đồng Nai của tôi. Vừa trở về lại
thành phố tron mùa xuân này,tôi lập tức nghĩ ngay đến việc đi tìm cô. Nhưng biết
tìm đâu đóa hoa lan ấy, tìm đâu giữa hàng ngàn hàng vạn cô gái tên Lan của Đồng
Nai bao la bát ngát?
***
Trái tim tôi đã ở
Đồng Nai, vậy tôi phải ở đâu? Và giờ ở đâu, cô gái ấy?
Bạn ơi, có
thương tôi thì hãy chỉ giùm, kẻo tôi lại phải chết không nhắm được mắt bây giờ?
18.10.1982
(trích từ sách Không Quên )
0 Comments :
Post a Comment
Nên viết tiếng Việt có dấu để cho mọi người dễ đọc
Nếu có LINK tải tài liệu nào hỏng, bạn thông báo giúp tôi.
Chân thành cảm ơn.